Kế hoạch giáo dục năm học 2024-2025

Thứ năm - 17/10/2024 18:24
Kế hoạch giáo dục năm hoc 2024-2025 của trường THCS Định Hiệp
Ke hoach
Ke hoach
 
UBND HUYỆN DẦU TIẾNG
TRƯỜNG THCS ĐỊNH HIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:     /KHGD-THCSĐH Định Hiệp, ngày   tháng 9 năm 2024
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Năm học 2024-2025


Căn cứ công văn số 2339/QĐ-UBND ngày 09/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Căn cứ Công văn số 2332/SGDĐT-GDTrH.TX ngày 06/9/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học và Giáo dục thường xuyên năm học 2024-2025;
Căn cứ Quyết định số 2273/SGDĐT-KTQLCLGD ngày 29/8/2024 của SGDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2024-2025.
Căn cứ Kế họach số 48/ KH-PGDĐT-THCS ngày 16 tháng 9 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cấp THCS năm học 2024-2025;
Trường THCS Định Hiệp xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2024-2025 với những nội dung trọng tâm sau:
I. BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Bối cảnh bên ngoài
1.1. Thời cơ
- Đảng và Nhà nước có chủ trương rõ ràng về việc chỉ đạo thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT) thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Toàn thể các Bộ, Ban, Ngành đều hiểu được sự cần thiết phải thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để thay đổi vận mệnh và sự phát triển của quốc gia. Các Bộ đã có những phối hợp để có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện các điều kiện như xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị dạy học; chế độ tiền lương cho giáo viên, chế độ học sinh vùng khó khăn, người dân tộc.
- Chương trình (CT) giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 là chương trình mở, tăng tính chủ động cho nhà trường.
- Sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) 4.0 và sự tuyên truyền của các cấp và nhà trường nên xã hội và phụ huynh học sinh (PHHS) nắm bắt được những lộ trình và các điều kiện cần có để đáp ứng thực hiện đổi mới CT GDPT.
- Các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục tại địa phương.
- Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đảm bảo an ninh trật tự trường học, giáo dục an toàn giao thông (ATGT), các hoạt động ngoại khóa - trải nghiệm…
1.2. Nguy cơ
          - Học sinh nhà trường chủ yếu là con em gia đình công nhân, khoảng 30% có điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ lo làm ăn xa nên không quan tâm và quản lý con em trong việc tự học, tự nghiên cứu bài ở nhà.
- Khoản 50% phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc học tập của con em mình, còn khoán trắng cho nhà trường.
- Thiết bị dạy học của nhà trường chưa thự sự đủ đảm bảo phục vụ cho dạy học.
2. Bối cảnh bên trong
2.1. Điểm mạnh
- Nhà trường có đủ số phòng học đảm bảo mỗi lớp có 01 phòng học riêng, có 03 phòng học bộ môn; có 02 phòng máy tính dành cho học sinh thực hành, có mạng internet, máy chiếu, bảng tương tác đa năng, màn hình cảm ứng và ti vi thông minh thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và dạy học.
- Tỷ lệ giáo viên 2,0/lớp đảm bảo theo quy định.
 - Đa số phụ huynh học sinh có sự phối hợp với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi việc huy động học sinh ra lớp, cơ bản đã nhận thức được lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Cơ sở vật chất: Nhà trường có đủ phòng học và một số phòng chức năng cơ bản đáp ứng cho công tác giáo dục; có khuôn viên rộng, có đủ điều kiện để thực hiện các hoạc động ngoại khoá, vui chơi, giải trí, sân bãi tập luyện TDTT. - Đại đa số học sinh ngoan hiền, lễ phép. Có khoản 85% học sinh có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện.
2.2 Điểm yếu
- Năng lực chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều giữa các môn, nhiều giáo viên còn hạn chế về nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, chưa thật tích cực trong công tác bồi dưỡng, tiếp cận với chương trình SGK mới.
- Một số giáo viên chưa nắm vững lý luận dạy học đáp ứng năng lực, phẩm chất người học, giáo viên vận dụng giảng dạy, cần phải tự bồi dưỡng, thay đổi phương pháp để đáp ứng giáo dục theo chương trình GDPT 2018.
- Trang thiết bị, ĐDDH theo chương trình thay sách GDPT 2018 chưa được trang bị nên ảnh hưởng đến chất lượng tiết dạy của giáo viên.
3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường
3.1. Quy mô số lớp, số học sinh toàn trường năm học 2024-2025
 
Khối lớp Số lớp, số học sinh
Số lớp Số học sinh
Tổng số Nữ Dân tộc thiểu số Nữ dân tộc thiểu số
6 3 108 47 3 3
7 3 126 54 1  
8 2 89 48    
9 2 59 27    
Tổng 10 382 176    
3.2. Bố trí phòng học, phòng học bộ môn và các phòng chức năng
Phòng học
Phòng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp 9A1 9A2 8A1 8A2 7A1 7A2 7A3 6A1 6A2 6A3
Phòng học bộ môn: Phòng tin học, Phòng Lab, Phòng thực hành lý, Thực hành Hóa Thực hành Sinh, Phòng Mỹ thuật, phòng âm Nhạc, Phòng thực hành Công nghệ, nhà thi đấu da năng,
Phòng chức năng: Phòng thư viện, phòng thiết bị,
Phòng làm việc: Phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng, phòng Kế toán, phòng Văn thư, phòng Y tế, phòng Truyền thống-Đoàn-Đội, phòng Hội đồng.
3.3. Định hướng thực hiện chương trình dạy học:
Khối lớp 6 (3lớp); lớp7( 3 lớp); Lớp 8 (2 lớp) Lớp9 (2 lớp):  Thực hiện CT GDPT năm 2018 (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018), không thực hiện dạy học môn tự chọn. Tổ chức dạy học 6 buổi/tuần vào buổi sáng, buổi chiều tổ chức dạy bồi dưỡng 5 buổi/tuần các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, KHTN.
3.4. Định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp:
- Mỗi tuần thực hiện 01 tiết chào cờ và 01 tiết sinh hoạt lớp vào sáng thứ hai, tổng cộng 70 tiết;
- Số tiết còn lại nhà trường tổ chức dạy học trải nghiệm theo một số chủ đề:
Tháng 9: Chủ đề “An toàn giao thông và phòng chống ma túy học đường. Hình thức tổ chức: Sân khấu hóa, phối hợp với công an xã tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ.
Tháng 11: Chủ đề “Tôn sư trọng đạo”. Hình thức tổ chức: Múa hát chúc mừng thầy cô.
Tháng 12: Chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”. Hình thức tổ chức: Học sinh viếng nhà bia tưởng niệm tại ấp Đồng Trai và UBND xã Định Hiệp, nghe Hội cựu chiến binh xã nói chuyện truyền thống quân đội NDVN.
Tháng 01/2023: Chủ đề “Ngày hội bánh chưng xanh”. Hình thức tổ chức: Học sinh trải nghiệm cách gói bánh chưng. Nghe nói chuyện về sự tích bánh dày bánh chưng.
Tháng 4: Chủ đề “Ngày hội đọc sách”. Hình thức tổ chức: Thi kể chuyện theo sách.
Tháng 5: Tổ chức 01 buổi sinh hoạt hướng nghiệp phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
- Tổ chức dạy học tích hợp: Đầu năm học nhà trường chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn xây dựng các chủ đề dạy tích hợp, chỉ đạo việc dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh.
3.5. Định hướng thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho học sinh:
Tổ chức dạy học chương trình giáo dục địa phương 1 tiết/tuần.
Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trên lớp, dạy học trải nghiệm.
Nội dung: Dạy những vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương.
Tài liệu dạy học: Sử dụng tài liệu của tỉnh Bình Dương biên soạn.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Mục tiêu chung
Sau khi học xong cấp THCS học sinh có đủ phẩm chất và năng lực quy định tại chương trình giáo dục bậc học, học sinh biết điểu chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỷ năng nền tảng, có hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Đến  cuối năm 2024 trường THCS Định Hiệp đạt chuẩn kiểm định chất lượng Giáo dục, đạt trường chuẩn quốc gia, xây dựng môi trường giáo dục chuyên nghiệp, chất lượng, cảnh quang trường học đẹp, xứng đáng đơn vị về chất lượng giáo dục của cấp THCS huyện Dầu Tiếng.
2. Mục tiêu cụ thể
+ Về năng lực
Kết quả Tự chủ và tự học Giao tiếp và hợp tác Giải quyết vấn đề và sáng tạo Năng lực đặc thù
Ngôn ngữ Toán học Khoa học Công nghệ Tin học Thẩm mĩ Thể chất
Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt
SL 350 32 352 30 310 72 280 102 250 132 210 172 245 137 260 122 298 92 210 172
% 91,6 8,4 92,1 7.9 55,0 45,1 73,2 26,7 65,4 34,5 55,0 45,0 64,1 35,9 68,1 31,9 78,0 22,0 55,0 45,0
 
+ Về phẩm chất
Kết quả Yêu nước Nhân ái Chăm chỉ Trung thực Trách nhiệm
Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt
SL 382   330 52 210 172 300 82 320 62
% 100   86,4 13,6 54,9 45,0 78,5 21,5 83,8 16,2
                                                  
- Đối với các lớp 9
+ 100% học sinh lớp 9 TN THCS.
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT đạt 70% trở lên, học nghề đạt 30%.
+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: huy động từ 90% trở lên học sinh tham gia và đạt kết quả khá, tốt.
+ Tổ chức được 4 hoạt động giáo dục kỹ năng sống/ năm học, đảm bảo 100% học sinh cần được hỗ trợ được nhà trường đáp ứng.
+ Tỉ lệ học sinh đạt học sinh giỏi cấp trường 15%, cấp huyện 0,5%, cấp tỉnh 0,1%
- Các danh hiệu thi đua:
+ Chi bộ: đạt danh hiệu Chi bộ xuất sắc
+ Đơn vị:  Đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cấp huyện
+ Công đoàn đạt: Xuất sắc
+ Đoàn TN: Đạt vững mạnh
+ Đội TN-TP. HCM: đạt Xuất sắc
+ Chiến sĩ thi đua cơ sở: 4 người
+ 85% cá nhân đạt Lao động tiên tiến
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
  1. Hoạt động chính khóa
 Số tiết học/ tuần thực hiện Chương trình GDPT 2018 của Bộ giáo dục 
Nội dung giáo dục Số tiết/năm học
  Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Môn học bắt buộc (10)
Ngữ văn 140 140 140 140
Toán 140 140 140 140
Ngoại ngữ 1 105 105 105 105
Giáo dục công dân 35 35 35 35
Lịch sử và Địa lí 105 105 105 105
Khoa học tự nhiên 140 140 140 140
Công nghệ 35 35 52 52
Tin học 35 35 35 35
Giáo dục thể chất 70 70 70 70
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70
Hoạt động giáo dục bắt buộc (1)        
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 105 105 105
Nội dung GD bắt buộc của địa phương 35 35 35 35
Môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số 105 105 105 105
Ngoại ngữ 2 105 105 105 105
Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) 1015 1015 1032 1032
Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 29 29 29,5 29,5
Các môn học ở trung học cơ sở:
a) Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
b) Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Thời lượng: Mỗi ngày học 1 buổi, không quá 5 tiết học. Mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Hoạt động trải nghiệm
 
Thời gian
(tháng)
Chủ điểm Nội dung trọng tâm Hình thức tổ chức Thời gian thực hiện (ngày) Người thực hiện Lực lượng cùng tham gia Số tiết thực hiện
9 ATGT và phòng chống ma túy học đường Tuyên truyền việc chấp hành đúng Luật GTĐB, cảnh giác đề phòng ma túy Sân khấu hóa: Hoạt cảnh, kịch Tuần 2 tháng 9 BGH, TPT GVCN lớp 6, GV GDCD 6
11 Trường em sạch đẹp, an toàn Vệ sinh trường lớp, trồng chăm sóc bồn hoa cây cảnh Thu gom rác thải nhựa và tận dụng thành vật dụng;  trồng hoa và chăm sóc Tuần 3 tháng 11 BGH, TPT, GVCN GV Sinh học, GV Hóa học 6
12 Uống nước nhớ nguồn Lao động dọn vệ sinh NTLS và viếng NTLS, nghe nói chuyện về truyền thống QĐNDVN Tập trung học sinh khối 6 Tuần 4 tháng 12 TPT, mời CT hội CCB xã BGH, Đoàn TN, GVCN, HS 6
01 Ngày hội bánh chưng xanh Học sinh trải nghiệm cách gói bánh chưng, nghe kể chuyện về sự tích bánh dày, bánh chưng Tổ chức tại trường, HS làm theo hướng dẫn, GV kể chuyện HS nghe Tuần 1 tháng 01 TPT, Đoàn TN, GVCN BGH, GV toàn trường 6
4 Ngày hội đọc sách Thi kể chuyện theo sách
Tổ chức thi giữa các lớp
Tuần 3 tháng 4 NV thư viện GV toàn trường 6
5 Nghề dệt chiếu Học sinh trải nghiệm cách dệt chiếu cói HS tham quan, trải nghiệm công việc dệt chiếu cói Tuần 1 tháng 5 GVCN GV công nghệ 5
Tổng số tiết 35
3. Các hoạt động giáo dục
3.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi
Khối lớp 6, 7 ở ba bộ môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh; khối lớp 8 ở 9 bộ môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học; Riêng khối lớp 9 trên cơ sở kết quả thi học sinh giỏi vào đầu năm học và nhà trường thành lập đội tuyển. Phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm phụ trách công tác bồi dưỡng.
3.2. Phụ đạo học sinh yếu kém
- Yêu cầu giáo viên lập danh sách đối với ba môn Toán, Tiếng anh, Ngữ văn trên cơ sở đó Phó hiệu trưởng phân công giáo viên có khả năng và kiên trì, nhiệt tình phụ trách phụ đạo và được tính trong việc tinh giảm tiết dạy
- Các môn khác có HS yếu sẽ phụ đạo ngay trong giờ dạy và học buổi hai.
4. Hoạt động ngoại khóa
- Tổ chức tìm hiểu về các ngày truyền thống của nhà trường, các ngày lễ dành cho thầy cô, cha mẹ.
- Các chương trình trải nghiệm, nói chuyện chuyên đề, giáo lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.
- Tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm thực tế tại nơi có ý nghĩa như thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng, vườn cao su thời Pháp, tham quan địa đạo Củ chi, giao lưu với đơn vị trường khác…
- Cho học sinh trải nghiệm về vệ sinh môi trường, sử dụng nhà vệ sinh đúng cách.
5. Câu lạc bộ
5.1. Câu lạc bộ Tiếng Anh.
- Mỗi tháng tổ chức cho học sinh sinh hoạt 01 lần.
- Nội dung, hình thức do nhóm bộ môn Tiếng Anh tham mưu.
5.2. Câu lạc bộ thể thao.
- Tổ chức câu lạc bộ bóng đá.
+ Hình thức tổ chức: Học sinh luyện tập vào chiều thứ Tư và thứ Sáu hằng tuần.
+ Tổ chức đá giao hữu giữa các lớp.
5.3. Câu lạc bộ Vật lý:
- Mỗi tháng tổ chức cho học sinh sinh hoạt 01 lần.
- Nội dung, hình thức do nhóm bộ môn Vật lý tham mưu.
IV. KẾ HOẠCH TỔNG HỢP CỦA NĂM HỌC 2024-2025
1. Khung kế hoạch thời gian năm học. Thực hiện theo QĐ 2339/QĐ-UBND ngày 09/8/2024 của UBND tỉnh Bình Dương
2. Lịch công tác chuyên môn
 
Thời gian Nội dung công tác
8/2024 - Tham dự các lớp học chính trị, chuyên môn.
- Ổn định nhân sự, phân công chuyên môn chuẩn bị năm học.
- Chọn HSG lớp 9 cấp trường
9/2024 - Khai giảng năm học mới.
- Thảo luận phương hướng, nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng, Trường.
- Xây dựng các kế hoạch thực hiện phương hướng, nhiệm vụ năm học.
- Duyệt kế hoạch giáo dục cá nhân
- Hội thi TDTT cấp trường.
- Tham gia họp tổng kết bậc học THCS, tổng kết ngành GD huyện.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
10/2024 - Triển khai kế hoạch bồi dưỡng HSG 6,7, 8, 9 phụ dạo HS yếu kém,
- Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
- Chuẩn bị cho việc dự thi KHKT cấp huyện
- Chuẩn bị tham gia HKPĐ cấp huyện.
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
11/2024 - Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng nhà trường, nâng cao hiệu quả phong trào.
- Công tác đổi mới phương pháp dạy học.
- Kiểm tra giữa kỳ 1, phân tích chất lượng giữa học kỳ 1
- Trải nghiệm sáng tạo: Tiết học ngoài nhà trường, ngoài không gian lớp học
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
12/2024 - Duy trì nền nếp dạy-học.
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình giảng dạy bộ môn
- Tham gia chuyên đề chuyên môn cấp huyện.
- Tổ chức ôn tập HKI
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
01/2025 - Tiếp tục triển khai công tác phụ đạo, bồi dưỡng, luyện thi lớp 10
- Tổ chức thi, tuyển chọn HSG 9 học tham gia bồi dưỡng chuẩn bị dự thi cấp huyện
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Tổ chức kiểm tra và chấm bài kiểm tra cuối kỳ 1, đánh giá, phân tích chất lượng học sinh cuối kỳ 1
- Hoàn thành  học bạ học kì I, sơ kết công tác chuyên môn học kì I
- Phân công chuyên môn, TKB học kì II
- Hoàn thành CSDL trên hệ thống
02/2025 - Tiếp tục triển khai công tác phụ đạo, bồi dưỡng, luyện thi lớp 10
- Các tổ chuyên môn triển khai các chuyên đề dạy học
- Kiểm tra việc dạy buổi hai
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
3/2025 - Tổ chức Hội thảo chuyên đề  “Nâng cao chất lượng ôn tập thi tuyển sinh vào lớp 10 phù hợp với cách ra đề theo định hướng đánh giá năng lực học sinh của Sở GDĐT Bình Dương”.
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Kiểm tra giữa kì II
- Phối hợp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên tổ chức tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh THCS.
- Tổ chức Hội thi đố vui để học và các hoạt động TDTT khác mừng ngày sinh nhật Đoàn 26/3
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi khối lớp 9 thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh.
- Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu 6, 7, 8; dạy luyện thi lớp 10 cho học sinh lớp 9.
- Các tổ chuyên môn triển khai các chuyên đề dạy học, thực hiện giáo dục STEM
- Kiểm tra việc dạy buổi hai
4/2025 - Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu GD địa phương
- Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu theo TKB
- Kiểm tra việc dạy hai buổi
5/2025 - Rà soát việc thực hiện chương trình đảm bảo đúng tiến độ
- Tổ chức ôn tập và Kiểm tra cuối kì II
- Hoàn thành đánh giá xếp loại học sinh và vào sổ điểm kịp thời,  nhận xét của GV, GVCN…ký số, lưu hồ sơ nhà trường
- Tổng kết công tác chuyên môn năm học, hoàn thành các báo cáo và biểu mẫu thống kê chuyên môn nộp về phòng GD và ĐT
- Tổ chức ôn tập HS lớp 9  chuẩn bị kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT
- Kiểm tra hồ sơ, giáo án giáo viên và các tổ chuyên môn.
- Xét công nhận tốt nghiệp THCS: (Theo CV hướng dẫn)
- Ngày tổng kết năm học (theo CV hướng dẫn của PGD, UBND huyện).
- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt hè năm 2025
 
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm các thành viên.
1.1. Đối với Hiệu trưởng.
- Ban hành quyết định thành lập các tổ chuyên môn, bổ nhiệm các chức danh Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn.
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong năm học: GVCN, công tác giảng dạy, công tác kiêm nhiệm…
- Xây dựng dự thảo kế hoạch, tổ chức lấy ý kiến các thành viên trong nhà trường để hoàn thiện kế hạch và triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục trong nhà trường, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
- Liên hệ với các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra nội bộ.
- Tổ chức các hoạt động, hội thi, hội giảng trong năm.
- Xây dựng tiêu chi thi đua trong nhà trường.
1.2. Đối với Phó hiệu trưởng.
- Quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, thư viện, thiết bị, quản lý các phần mềm liên quan đến các hoạt động giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt đồng ngoài giờ lên lớp; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và các hoạt động khác có liên quan đến công tác giáo dục học sinh.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động theo đúng Điều lệ trường trung học.
- Tổ chức kiểm tra các hoạt động có liên quan đến chuyên môn.
1.3. Tổ trưởng chuyên môn
- Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.
- Tổ chức cho các nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn, duyệt và trình Hiệu trưởng phê duyệt.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp liên môn, kế hoạch dạy học trải nghiệm.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng. Chú trọng đổi mới phướng pháp, hình thức dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá. Tập trung vào việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
1.4. Đối với Tổng phụ trách Đội
- Tham mưu Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nhiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Xây dựng kế hoạch chào cờ đầu tuần, tham mưu hiệu trưởng về việc phân công các thành viên chuẩn bị nội dung chào cờ.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp quy mô toàn trường.
- Quản lý nề nếp, quản lý đội sao đỏ nhà trường.
- Phụ trách công tác thi đua học sinh, xây dựng tiêu chí thi đua học sinh
1.5. Đối với nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị
- Tham mưu hiệu trưởng về kế hoạch trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học phục vụ việc giảng dạy theo CT GDPT.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị.
- Tổ chức giới thiệu sách, thiết bị. Khuyến khích học sinh thường xuyên đọc sách, giáo viên thường xuyên sử dụng có hiệu quả thiết bị và đồ dùng dạy học.
- Tham mưu tổ chức ngày hội đọc sách, hội thi kể chuyện theo sách; tham mưu hội thi làm đồ dùng dạy học, phong trào tặng sách cho thư viện nhà trường.
1.6. Đối với giáo viên
- Nghiên cứ kỹ, nắm bắt CT GDPT 2018 và xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo môn học (Giáo viên phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học)
- Phối hợp với nhà trường, liên đội tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường.
- Phân công dạy lớp: (bảng phân công kèm theo)
2. Công tác phối hợp với các bên liên quan
- Nhà trường chủ động tham mưu chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện tốt nhất để các hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.
- Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các tổ chức đoàn thể để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
3. Công tác kiểm tra, giám sát.
- Việc giám sát đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học, giáo dục được thực hiện thường xuyên trong suốt năm học kết hợp với hoạt động tự đánh giá trong quản lý chất lượng Trường THCS.
- Hiệu trưởng thực hiện hoạt động giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục thường xuyên hàng ngày, hàng tuần thông qua kiểm tra sổ đầu bài, dự giờ thăm lớp, hồ sơ chuyên môn của giáo viên, qua học sinh, cha mẹ học sinh…
- Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ, các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ cần làm tốt nhiêm vụ.
- Mỗi giáo viên cần có thói quen tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình để có điều chỉnh và phản ánh kịp thời với tổ chuyên môn, ban giám hiệu.
4. Chế độ thông tin báo cáo
- Tổ trưởng chuyên môn định kỳ báo cáo hiệu trưởng về tình hình của tổ, có các ý kiến tham mưu đề xuất kịp thời về các công việc có liên quan đến thực hiện đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường.
- Định kỳ báo cáo theo tuần, tháng, học kỳ để Hiệu trưởng tổng hợp báo cáo cấp trên kịp thời.
Trên đây là kế hoạch giáo dục của trường THCS Định Hiệp năm học 2024-2025. Lãnh đạo nhà trường yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên cụ thể hóa bằng kế hoạch cá nhân và nghiêm túc thực hiện kế hoạch này./.
 
      Nơi nhận:                                                                       HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD&ĐT Dầu Tiếng;
- UBND xã Định Hiệp;
- Công khai Website trường;
- CB, GV, NV nhà trường (thực hiện)
- Lưu VT.                                                                                                 
                                                                                                Lê Văn Hải
 


 

Tác giả: THCS Định Hiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,164
  • Tháng hiện tại20,222
  • Tổng lượt truy cập2,209,864
Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây