ĐỐI XỨNG TÂM
Tiết: 14
Ngày dạy: ………………….. lớp dạy: ………………
I. Mục tiêu
1.thức : Nắm được định nghĩa hai điểm đối xứng qua một tâm. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một tâm. Biết được hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
2.năng: Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một tâm. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một tâm.
3.Thái độ: yêu cầu hs sát xung quanh để biết thêm về tính đối xứng tâm.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: thước thẳng
2.Học sinh: thướt và mô hình hình chữ S , N
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình hành ? vẽ hình và ghi hệ thức tương ứng với từng dấu hiệu,
2/ Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?1 Vẽ O là trung điểm của đoạn thẳng AA’ ( Hai điểm A và A’ gọi là đối xứng nhau qua điểm O
Học sinh đọc Quy ước SGK
Học sinh nhắc lại định nghĩa hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng.
Từ định nghĩa trên hs làm bài ?2
( Định nghĩa hai hình đối xứng qua một điểm. Quan sát hình 76, giới thiệu :
Điểm đối xứng qua O của A, B, C là A’, B’, C’
Hai đoạn thẳng
AB và A’B’ đối xứng
với nhau qua tâm O
Hai đường thẳng AC và A’C’
đối xứng với nhau qua tâm O
Hai tam giác ABC và A’B’C’
đối xứng với nhau qua tâm O
Cho học sinh quan sát hình 77 SGK ( F và F’ là hai hình đối xứng với nhau qua điểm O
Khi quay hình F quanh điểm O một góc 1800 thì hình F trùng với hình F’
Xem hình 80 SGK
Các chữ cái N, S có tâm đối xứng.
Khi quay các chữ N, S quanh tâm đối xứng một góc 1800 thì các chữ N, S lại trở về vị trí cũ.
Hãy tìm thêm một vài chữ cái khác có tâm đối xứng (H, I, O, X, Z)
Chứng minh :
Gọi O là giao điểm hai đường chéo của hình bình hành ABCD. Theo tính chất đường chéo hình bình hành, O là trung điểm AC, BD. Do đó A và C đối xứng nhau qua O, B và D đối xứng nhau qua O
Điểm đối xứng qua O của mỗi đỉnh của hình bình hành ABCD cũng là đỉnh của hình bình hành, do đó hình đối xứng qua O của mỗi cạnh của hình bình hành cũng là cạnh của hình bình hành. Vậy O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD
1/ Hai điểm đối xứng qua một điểm
Định nghĩa : Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
2/ Hai hình đối xứng qua một điểm
Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng qua O với một điểm thuộc hình kia và ngược lại.
Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó.
Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.
3/ Tâm đối xứng của một hình
Định nghĩa : Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình F nếu điểm đối xứng qua O của mỗi điểm thuộc hình F cũng thuộc hình F
Định lí:
Giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành làm tâm đối xứng của hình bình hành đó
3/Củng cố: Nắm vững cách nhận biết có đối xứng tâm .
4/ Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
Về nhà học bài và Làm bài tập 50,51, 52 trang 96
Chuẩn bị: Luyện tập
Bài tập trang 96
IV. Rút kinh nghiệm...................................................................................
....................................................................................................................