Bài 8. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM CÁC HẠNG TỬ
Tiết: 11
Ngày dạy: ………………….. lớp dạy: ………………
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Học sinh biết thêm một phương pháp mới là phân tích đa thức thành nhân tử khi không vận dụng được các phương pháp đã học ở bài trước.
2. Kỹ Năng: HS thấy được việc nhóm các hạng tử nhằm mục đích áp dụng phương pháp đặt nhân tử chung và hằng đẳng thức.
- Biết phân tích, dự đóan được các hạng tử cần nhóm như thế nào là hợp lí
3. Thái độ: hs học tốt hơn về hằng đẳng thức đáng nhớ sau tiết học này.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: phấn màu, máy tính bỏ túi. Thước thẳng.
2.Học sinh: các phương pháp đã học, 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Phân tích đa thức sau thành nhân tử
a/ x2 – 6x + 9 b/ 1 – x2y4
2/ Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Nhóm từng cặp theo thứ tự để xuất hiện nhân tử chung.
- Đến đây, các em có nhận xét gì ? (giữa 2 nhóm xuất hiện nhân tử chung )
Còn có cách nhóm nào nữa không?
- Nhóm hạng tử 1 và 3
- Nhóm hạng tử 2 và 4
Nếu nhóm theo kiểu (x2 – 3y) + (xy – 3x) thì không phân tích được
Cho cả lớp cùng làm
Mỗi bài có thể có nhiều cách nhóm hạng tử thích hợp
Với VD2 hs nêu nhận xét cách nhóm hạng tử như thế nào? Vì sao?
GV cho hs làm VD2, 3
GV kết luận : Cách làm như trên gọi là Phân tích đa tức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm nhiều hạng tử
GV cho hs làm ?1 Hs nêu cách làm?
HS theo dõi ?2 trên bảng phụ và nhận xét kết quả cuối cùng từng bài giải và nhận xét gì?
GV gợi ý để hs có thể phan tích thêm ở 3 bài giải trước về kết quả bài giải thứ tư
1/ Ví dụ : Phân tích các đa thức thành nhân tử
VD1. x2 – 3x + xy – 3y
= (x2 – 3x) + (xy – 3y)
= x(x – 3) + y(x – 3)
= (x – 3)(x + y)
x2 + xy - 3x – 3y
= (x2 + xy) – (3x + 3y)
= x(x + y) – 3(x + y)
= (x–3) (x + y)
VD2. x2 – y2 – 2y -1
= x2 – (y2 + 2y +1 )
= x2 – ( y + 1)2
= (x – y – 1)( x + y + 1)
VD3. x2 + 6x + 9 – y2
= (x2 + 6x + 9) – y2
= (x + 3)2 – y2
= (x + 3 – y)(x + 3 + y)
2/ Aùp dụng:
Đối với một đa thức có thể có nhiều cách nhóm những hạng tử thích hợp
Khi phân tích cần xem xét các biểu thức còn có thể phân tích được nữa hay không
3/Củng cố:
BT 47 SGK/22
a/ x2 – xy + x – y = (x2 – xy) + (x – y) = x(x – y) + 1.(x – y) = (x – y) (x + 1)
b/ xz + yz – 5(x + y) = z(x + y) – 5(x + y) = (z – 5 )(x + y)
BT 48 SGK/22
a/ x2 + 4x – y2 + 4 = (x2 + 4x + 4) – y2 = (x + 2)2 – y2 = (x + 2 – y) (x + 2 + y)
b/ 3x2 + 6xy + 3y2 – 3z2 = 3[(x2 + 2xy + y2) – z2] = 3[(x + y)2 – z2]
= 3(x + y + z) (x+ y – z)
BT 49 SGK/ 22 : Tính nhanh
a/ 37,5 . 6,5 – 7,5 . 3,4 – 6,6 . 7,5 + 3,5 . 37,5
= (37,5 . 6,5 + 3,5 . 37,5) – (7,5 . 3,4 + 6,6 . 7,5)
4/ Hướng dẫn hs