BÀI 1 GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
TIẾT PPCT 1
NGÀY DẠY: / /2013
LỚP 9A1, 9A2
A. MỤC TIÊU
1. KIẾN THỨC
- HS biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
- HS có được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
2. KỸ NĂNG
- Biết được một số biện pháp an toàn lao đông trong nghề điện dụng, có định hướng sau này về nghề nghiệp.
3. THÁI ĐỘ
- Có thái độ làm việc khoa học, coi trọng nghề nghiệp.
B. CHUẨN BỊ
- GV: giáo án, kế hoạch giảng dạy
- HS: tập vở ghi, sách giáo khoa…
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Giảng kiến thức mới
Giới thiệu bài:Trong nền kinh tế hiện nay, ngành điện góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, người thợ điện có mặt ở các cơ sở sản xuất và sửa chữa cơ khí, thiết bị điện… từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Sản phẩm của nghề điện chiếm một tỉ lệ khá cao trong thực tiễn. Chính vì vậy, nghề điện có một vị trí then chốt và quyết định trong ngành điện nói chung, nó có điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi. Với đặc điểm và tầm quan trọng của nghề điện như vậy, chúng ta cùng đi nghiên cứu bài mới: “Giới thiệu nghề điện dân dụng”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng
- GV tạo cho HS không khí vui vẻ, thoải mái và hứng khởi trước khi bài học.
- GV chia lớp thành 4 nhóm → phân nhóm trưởng.
- Nêu được việc sử dụng điện năng trong đời sống và trong hoạt động sản xuất của các hộ tiêu thụ điện.
- Yêu cầu người thợ điện phải có mắt ở hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường… để làm các công việc về điện.
- Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
I. Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong SX và đời sống
- HS hoạt động theo nhóm.
- HS lắng nghe GV nêu được vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong đời sống, sản xuất.
- Trong sản xuất và trong đời sống đều gắn với việc sử dụng điện năng nên cần phải nhiều người để làm các công việc trong nghề điện dân dụng.
- Do vậy người thợ điện phải có mặt ở hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường để làm các công việc về điện.
Hoạt động 2: Đặc điểm và yêu cầu của nghề
- Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng bao gồm những gì?
- Nội dung lao động của nghề điện dân dụng: Hãy sắp xếp các công việc sau cho đúng với chuyên ngành của nghề điện dân dụng vào các cột trong bảng .
- GV nhận xét, bổ sung rồi kết luận những nét chính theo bảng mô tả nghề.
- Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng: Hướng dẫn HS cách đánh dấu (x) vào ô trống những cụm từ về môi trường làm việc của nghề điện
- Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động : Để làm được những công việc của nghề điện dân dụng cần có một số yêu cầu cơ bản như thế nào?
- Triển vọng của nghề:
+Nghề điện dân dụng phát triển để phục vụ cho ai?
+Tương lai của nghề điện dân dụng như thế nào?
+Điều kiện phát triển của nghề điện dân dụng.
+Với sự phát triển của KH-KT, thiết bị mới có nhiều tính năng yêu cầu của người thợ điện cần phải làm gì?
- Những nơi đào tạo nghề:
- Những nơi hoạt động nghề
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề
1. Đối tượng của nghề điện dân dụng
- HS trả lời dựa vào các nội dung đã tìm hiểu.
- Gồm: + Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện.
+ Nguồn điện 1 chiều và xoay chiều dưới 380V.
+Thiết bị đo lường điện.
+ Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện.
+ Các loại đồ dùng điện.
- HS sắp xếp theo trình tự vào bảng ở SGK
2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng
- HS dựa vào cách hướng dẫn của GV để điền vào ô trống trong SGK
3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng
- HS dựa vào cách hướng dẫn của GV để điền vào ô trống trong SGK
4. Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối