PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG
TRƯỜNG THCS ĐỊNH HIỆP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: ......./KH-THCSĐH Định Hiệp, ngày …… tháng …… năm 2013
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013 - 2014
Căn cứ công văn 1272/SGDĐT-GDTrH ngày 23 tháng 8 năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2013-2014;
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng ngày 11 tháng 9 năm 2013;
Căn cứ hướng dẫn của Phòng Giáo dục & ĐT Dầu Tiếng về hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2013–2014;
Trường THCS Định Hiệp xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2013-2014 như sau:
I. MỤC TIÊU:
1- Mục tiêu:
Công tác kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH) là một hoạt động quản lý thường xuyên của hiệu trưởng; Công tác KTNBTH nhằm giúp hiệu trưởng tìm ra những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường.
Thông qua việc kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra thường xuyên, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân giáo viên từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm thúc đẩy đội ngũ giáo viên không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, nêu gương tốt cho người học, đồng thời làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên.
Thông qua việc kiểm tra các tổ chức, bộ phận trong nhà trường hiệu trưởng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy các cá nhân, tập thể và tự điều chỉnh quá trình công tác góp phần thực hiện các nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường.
2- Yêu cầu:
Công tác KTNBTH phải đảm bảo tính đại trà, toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng; thực hiện trên nguyên tắc: thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục, tự kiểm tra) vừa là đối tượng kiểm tra (công khai hoá các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trường để Ban KTNBTH kiểm tra); KTNBTH phải đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, công bằng, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của giáo viên. Kết luận rõ về ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên, các tổ chức, bộ phận trong nhà trường, đảm bảo đánh giá đúng và chính xác.
II. NHIỆM VỤ:
1. Nhiệm vụ trọng tâm:
Tiếp tục thực hiện chủ trương 4 kiểm tra, kết quả thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, việc đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục, trọng tâm nhất là kiểm tra hoạt động và chất lượng dạy học của các thành viên trong nhà trường.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường thành phần của ban kiểm tra là CBQL trường học, những cán bộ chuyên môn, thanh tra nhân dân, chủ tịch công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên giỏi, giáo viên có năng lực, uy tín trong nhà trường; dưới sự điều hành trực tiếp của hiệu trưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể, định hướng công việc cho từng thành viên ban KTNBTH. Từng bước nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, trước hết là các thành viên ban KTNBTH về các quy định trong quản lý nhà nước về giáo dục; góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Ban KTNBTH cùng hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNBTH trong năm học, sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác kiểm tra, cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học bằng việc lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng, theo từng đợt; Phổ biến công khai kế hoạch cho toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường; đưa nội dung đánh giá công tác KTNBTH vào chương trình công tác, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch cho sát thực tế, cuối học kỳ và cuối năm học sơ kết, tổng kết công tác KTNBTH trước hội đồng