Tuần 7
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 25,26 Văn bản: EM BÉ THÔNG MINH
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs hiểu
- Dùng câu đố để thử tài nhân vật trong truyện cổ tích.
- Hiểu ý nghĩa của truyện em bé thông minh.
- Đọc kể diễn cảm câu chuyện em bé thông minh.
- Gdhs lòng kính yêu người có trí thông minh.
B/ Các bước lên lớp:
Tiết 25. - Ổn định lớp học
- Kiểm tra bài cũ:
? Nguyên nhân nào dẫn đến việc dùng từ sai? Làm bài tập 3 sgk?
(Đáp án tiết 23)
- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu vào bài.
Hs chú ý lắng nghe.
Hđ2: Gv hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn cách đọc , gv đọc mẫu sau đó gọi hs đọc tiếp đến hết bài.
? Theo em văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Hãy nêu rõ các đoạ?.
- Hstl-Gvkl:
Văn bản chia làm 4 đoạn
Đ1: Từ đầu ( về tâu vua
Đ2: Tiếp ( ăn mừng với nhâu rồi.
Đ3: Tiếp ( ban thưởng rất hậu.
Đ4: Còn lại.
- Gv tiếp tục hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung các câu hỏi sgk.
? Trong văn bản, tác giả dân gian đã dùng rất nhiều kiểu câu đố để thử tài nhân vật? Việc dùng câu đố như vậy có phổ biến trong các câu chuyện cổ tích không? Em hãy nêu tác dụng của hình thức này?
- Hstl-Gvkl:
Dùng câu đố để thử tài nhân vật là rất phổ biến trong truyện cổ dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng. Cách dùng câu đố thường có tác dụng:
Tạo thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển.
Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.
? Sự thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần?
- Gv cho hs thảo luận nhóm
- Hstl-Gvkl:
Sự thử thách của em bé được trải qua 4 lần:
Lần1 đáp lại câu đố của viên quan.
Lần 2 đáp lại thử thách của nhà vua với dân làng
Lần 3 cũng những thử thách của nhà vua.
Lần 4 câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài.
? Theo em tính chất của các lần câu đố ntn?
- Hstl-Gvkl:
Tính chất của câu đố oái oăm và có chiều tăng dần. Điều đó thể hiện ở chính nội dung, yêu cầu của câu đố. Mặt khác nó còn bộc lộ ở những đối tượng, thành phần phải giải đố, được thử thách nhưng bất lực bó tay. Từ đây nét thông minh của em được bộc lộ rõ nét hơn.
? Tài trí của em được so sánh ntn với các đối tượng ra sao?
- Hstl-gvkl:
Lần1: Với chính cha của cậu bé.
Lần 2: Với dân làng.
Lần 3: Với Vua.
Lần 4: Với Vua, quan, đại thần, sứ giả.
Tiết 26.
? Qua mỗi lần thử thách em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm đó? Theo em những cách ấy lý thú ở chỗ nào?
- Hstl-gvkl:
Lần1: Đố lại viên quan.
Lần 2: Để vua tự nói ra điều vô lý, phi lý mà vua đố.
Lần 3: Cũng bằng cách đố lại.
Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.
Cách giải đố của cậu bé ta thấy cậu bé đẩy thế bí về phía người ra câu đố, nghĩa là lấy gậy ông đập lưng ông. Những lời giải đố của cậu bé đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống. Đồng thời làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và hồn nhiên của những lời giải.
? Theo em truyện có ý nghĩa ntn?
- Hstl-Gvkl:
Truỵện đã đề cao sự thông minh. Một em bé nông thôn nhờ trí thông minh mà được phong làm quan trạng, được vua xây cho dinh thự ở bên Hoàng Cung để vua tiện hỏi han.
? Qua sự thông minh của em bé ta hiểu được điều gì ở người nông dân?
- Hstl-gvkl:
Truyện đề cao kinh nghiệm sống của nhân dân ta. Cuộc đấu trí của em bé xoay quanh chuyện đường cày, bước chân con ngựa, con trâu, con chim sẻ, con ốc, con kiến càng. Đó là sự