BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
(PPCT:16-T16)
Ngày Dạy: 3,5/11/2013 Lớp:8A1,8A2
A/ TIÊU
1.Kiến Thức
- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công
- Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.
2. Kỹ Năng
- Vận dụng công thức
A = Fs.
3. Thái Độ
- Ý thức cao trong học tập
B/ BỊ
1. GV: Xem bài trước khi đến lớp
2. HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà
C/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Bài cũ: Đọc thuộc ghi nhớ, làm BT trong SBT.
Bài mới:Trong đời sống hằng ngày, người ta quan niệm rằng người nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, con bò đang kéo xe… đều đang thực hiện công. Nhưng không phải công trong các trường hợp này đều là “công cơ học”. Vậy công cơ học là gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào có công cơ học.
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
- Y/c HS quan sát hình 13.1, 13.2 và đọc nhận xét.
- Y/c HS trả lời C1.
C1: Chiếc xe chuyển động do đâu? Lực do tay lực sĩ tác dụng vào quả tạ có làm quả tạ chuyển động không?
- Y/c HS điền vào C2.
- Y/c HS làm C3, C4
- HS quan sát hình vẽ và tìm hiểu nhận xét.
- HS thảo luận làm C1.
- HS điền vào kết luận C2.
- HS làm C3, C4.
I. Khi nào có công cơ học?
1. Nhận xét.
2. Kết luận.
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố là lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.
3. Vận dụng.
C3: a, c, d.
C4:
a) Lực kéo của đầu tàu.
b) Trọng lực.
c) Lực kéo của người công nhân.
Hoạt động2: Tìm hiểu công thức tính công
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
- Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV giới thiệu CT tính công:
+ A là công của lực F.
+ F là lực tác dụng vào vật.
+ s là quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.
Ta có : A = F.s
- Giới thiệu đơn vị của công: Jun (J)
1J = 1Nm.
* Chú ý:
- Khi vật chuyển dời cùng phương, chiều với lực thì công có giá trị dương, gọi là công phát động.
- Khi vật chuyển dời cùng phương, ngược chiều với lực thì công có giá trị âm, gọi là công cản. ( VD công của lực ma sát)
- Nếu vật chuyển dời không cùng phương với lực thì sẽ học ở lớp trên.
- Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS tìm hiểu CT tính công và đơn vị của công.
II. Công thức tính công.
1. Công thức tính công cơ học.
A = F.s
Trong đó: A là công của lực F, F là lực tác dụng vào vật, s là quãng đường vật dịch chuyển.
- Đơn vị của các đại lượng trong CT:
A: Jun ( J ) 1J = 1Nm.
1kJ = 1 000J
F: Niutơn (N)
s: mét (m)
- Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.
Hoạt động 3: Vận dụng
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
- Y/c HS nhắc lại nội dung cơ bản.
- Y/c HS làm C5, C6, C7.
C6: P = 10.m
C7:Trọng lượng có phương như thế nào?
- HS làm C5, C6, C7.
2. Vận dụng.
C5:
Tóm tắt.
F = 5 000N, s = 1 000m, A = ?
Giải
Công của lực kéo của đầu tàu là:
A = F.s = 5 000. 1 000 = 5 000 000(J) = 5 000(kJ)
ĐS: 5 000kJ